Đi lao động Nhật Bản nghành xây dựng nhiều người không thích vì nghành này khổ cực và nguy hiểm …. Vì vậy khi đi xuất khẩu lao động nhiều người rất ngại đi xây dựng , lắp đặt giàn giáo . Nên rất nhiều lao động hiểu sai khi có định hướng đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành xây dựng. Đây là những suy nghĩ chung của mọi người khi nhìn nhận vào ngành xây dựng nước ta, nhìn vào sự thiếu thốn trong đời sống sinh hoạt của những công nhân tại các công trường tại Việt Nam. Mong rằng qua bài viết này các bạn đang có định hướng và chưa có định hướng đi lao động ngành xây dựng Nhật Bản có những cái nhìn sâu sắc và cụ thể hơn về ngành nghề này tại đất nước Nhật Bản qua những lý do sau:
1. Môi trường sinh hoạt:
Đầu tiên, nếu chúng ta chỉ nhìn vào những lao động xây dựng ở Việt Nam, thì rõ ràng không ai muốn theo ngành này bởi nó rất vất vả và có điều kiện sinh hoạt kém hơn nhiều so với các ngành nghề khác. Hiện tại ở Việt Nam với mỗi công trình, các công nhân thường phải dựng lều, dựng lán cạnh đó để trông và sinh hoạt ăn, ở, … tại chỗ, do đó không thể tránh được sự thiếu thốn bất tiện về sinh hoạt, nguồn nước cũng rất kém…
Trái lại, với công nhân làm việc tại công trường Nhật Bản, họ vẫn làm theo thời gian quy định (8 tiếng/ngày), họ vẫn có nhà riêng để sinh hoạt. Khi xí nghiệp chọn nơi ở cho các công nhân, họ luôn phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt như: điện, nước, gas, máy giặt, điều hòa, đi lại, và 1 điều quan trọng hơn cả là khu nhà ở là khu dân cư cách xa công trường làm việc… Nếu thiếu một trong những yếu tố này và làm ảnh hưởng đến đời sống người lao động tức là xí nghiệp đã phạm luật tiếp nhận lao động.
Hàng ngày, công nhân được đưa đón khi làm việc đối với các công trường ở cách xa khu sinh hoạt. Tóm lại, công nhân xây dựng Nhật Bản có cuộc sống sinh hoạt và làm việc tách biệt hoàn toàn đối với môi trường làm việc. Không thể có chuyện gộp chung như các công nhân xây dựng ở Việt Nam.
2. Lao động an toàn
Ở Nhật và Việt Nam thì với mọi xí nghiệp xây dựng thì an toàn lao động xây dựng luôn là số 1. Tuy nhiên cách thực hiện ở những quốc gia thì cũng hoàn toàn khác, và cách đảm bảo an toàn lao động của người Nhật tiên tiến và quy chuẩn hơn ở VIệt Nam rất nhiều lần.
Về bảo hộ con người thì Nhật luôn nổi tiếng có quy trình đảm bảo an toàn cao nhất.
Đối với các công cụ, máy móc được sử dụng trong ngành xây dựng, tất cả đều theo quy chuẩn an toàn thế giới, luôn có tuổi thọ và thời hạn sử dụng tối đa theo quy đinh an toàn lao động.
Mỗi người lao động khi sang Nhật làm việc đều được đóng bảo hiểm, đối với mỗi cá nhân khi gặp tai nạn liên quan đến tính mạng sẽ được nhận khoản tiền bảo hiểm từ 2,5-4 tỷ đồng. Vì vậy không xí nghiệp hoặc cơ quan chức năng nào dám để cho người lao động của mình rơi vào tình trạng không an toàn.
3. Thu nhập của người lao động
Mọi người cần chú ý những lợi thế nhất định khi tham gia chương trình lao động xây dựng tại Nhật Bản.
Một điều khá bất lợi khi làm việc ngành xây dựng là làm việc ngoài trời, tuy ở Nhật Bản ít có những cái nắng gay gắt như ở miền Bắc nước ta là lợi thế lớn nhưng không thể tránh khỏi những ngày mưa tầm tã. Công nhân có thể luân chuyển qua các khâu đoạn khác mà thời tiết không ảnh hưởng nhiều, nhưng nếu mưa nhiều ngày thì khó tránh khỏi phải nghỉ làm và đồng nghĩa với việc mức thu nhập sẽ giảm xuống.
Đối với những ứng viên mong muốn làm xây dựng tại Nhật Bản trong thời gian tới thì cũng không nên quá lo lắng về việc này. Bởi khi ký các hợp lương thì các đơn tuyển chọn lao động xây dựng vẫn có thu nhập nhỉnh hơn so với cách ngành khác. Hơn nữa, xí nghiệp Nhật rất hiểu lao động Việt Nam, họ cũng hiểu rõ mong muốn tìm kiếm thu nhập của các bạn trong những năm tháng làm việc tại Nhật, họ sẵn sàng cho các bạn tăng ca để có thu nhập hoặc bằng nhiều cách đảm bảo thời gian làm việc của người lao động.
Hiện tại, công ty có làm việc với nhiều xí nghiệp, phương án họ đưa ra là người lao động được làm các ngày nghỉ để bù với những ngày mưa. Điều này đảm bảo rất tốt thu nhập cơ bản của người lao động khi tham gia xuất khẩu lao động Nhật ngành xây dựng.
4. Công việc không quá khó khăn
Trước hết, người lao động phải xác định tâm lý khi xác định đi xuất khẩu lao động thì dù đến bất kỳ quốc gia nào, làm bất cứ công việc gì đều vất vả, căng thẳng không kém gì Việt Nam. Nhiều người có nhìn nhận là khi đến các nước tiên tiến làm việc thì công việc cũng nhẹ nhàng hơn. Thực chất thì chỉ có điều kiện sinh hoạt, ăn ở tốt hơn, còn riêng với công việc thì còn căng thẳng hơn rất nhiều, đặc biệt ở Nhật Bản – đất nước vốn được coi là chăm chỉ nhất thế giới.
Khác với các công việc trong nhà máy, trong dây truyền sản xuất, ngành xây dựng có nhiều cái thuận lợi và khó khăn:
Thuận lợi:
– Làm việc ngoài trời, không khí thoáng và dễ chịu hơn
– Công việc không liên tục như trong dây truyền ( đứng và luôn tay trong vòng 8 tiếng), có nhiều thời gian chết, nghỉ ngơi
– Có thể trao đổi trong giờ làm việc để nâng cao năng lực tiếng (trong xưởng, tiếng máy rất ồn, nếu không thì theo quy định cũng không được trao đổi trong giờ làm việc).
– Tiếp cận với nhiều máy móc và có thể dễ dàng phát triển tiếp chuyên môn khi về nước
Khó khăn:
– Khó khăn nếu thời tiết vào mùa nắng mưa gay gắt
– Công việc không sạch sẽ như trong xưởng
– Tiêu chuẩn đi khó hơn (thông thường vẫn yêu cầu cao, to, không sợ độ cao)
– Nhìn nhận không tốt từ người xung quanh (đây là điều quyết định rất nhiều đến tâm lý tham gia đơn xây dựng của nhiều ứng viên, do tác động của gia đình và người quen nên công việc này cũng không được coi trọng. Thực chất vì tất cả đều đặt hình tượng công nhân xây dựng tại Việt Nam vào các ngành này tại Nhật Bản).
5. Người Nhật rất tôn trọng ngành xây dựng
Ngành xây dựng đặc biệt quan trọng trong nền phát triển của mọi đất nước. Đối với Nhật Bản, đất nước thường xuyên có những chấn động lớn nhỏ (động đất) thì việc nâng cao mức độ quan trọng trong việc phát triển ngành xây dựng lên tầm số 1 trên thế giới là điều cả đất nước mong muốn. Được làm việc trong các công trường xây dựng là niềm vui, tự hào của những con người này đó là lòng tự tôn dân tộc.
Chúng tôi tuyển kỹ sư xây dựng hoàn toàn như thực tập sinh xây dựng, tuy nhiên họ yêu cầu những người có tiếng Nhật tốt, đọc hiểu bản vẽ công trình và có thể làm tất cả mọi việc mà công nhân khác có thể làm. Không có lý do gì khi những kỹ sư bậc cao tại Việt Nam và Nhật Bản cùng với hàng vạn người công nhân Nhật Bản có cái nhìn rất tốt về công việc họ đang làm thì nhiều lao động phổ thông (không có bất cứ ngành nghề gì lại từ chối, coi thường ngành này).
Hiện tại, mỗi năm ngành xây dựng Nhật Bản cần 150.000 lao động xây dựng nước ngoài để cung cấp cho ngành này nhằm mục đích tái thiết đất nước sau thiên tai và chuẩn bị cho kỳ Olympic 2020 sắp tới diễn ra trên đất nước mặt trời mọc. Đây có thể nói là cơ hội hiếm có cho những ai mong muốn làm việc, phát triển tay nghề tại Nhật Bản.
Và cũng gần đây Nhật Bản đã quyết định gia hạn thời gian cư trú và quay lại Nhật lần 02 cho thực tập sinh nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng trong bối cảnh nghành xây dựng đang thiếu nhân lực trầm trọng do nhu cầu tái thiết vùng bị động đất, sóng thần cũng như các công trình mang tính chất thể thao, du lịch phục vụ cho thế vận hội Olympic Tokyo 2020.