Tìm hiểu về thực tập sinh và tu nghiệp sinh Nhật Bản

   Bạn đã biết gì về thực tập sinh và tu nghiệp sinh Nhật Bản ?. Trong bài viết sau đây, ASV SCHOOL sẽ đưa ra tìm hiểu về thực tập sinh và tu nghiệp sinh Nhật Bản để bạn có thể hiểu rõ ràng và cụ thể hơn về 2 khái niệm thực tập sinh và tu nghiệp sinh.

Tìm hiểu về thực tập sinh và tu nghiệp sinh Nhật Bản

   Để tìm hiểu về thực tập và tu nghiệp sinh Nhật Bản thì chương trình tu nghiệp sinh Nhật Bản ra đời với mục đích đào tạo nguồn nhân lực để phát triển nền kinh tế và công nghiệp thông qua việc chuyển giao kỹ thuật, kiến thức thuộc các lĩnh vực sản xuất của Nhật Bản cho các nước đang phát triển từ đó giúp các doanh nghiệp Nhật Bản quốc tế hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh. Sau khi kết thúc thời gian học tập, làm việc tại Nhật Bản, tu nghiệp sinh sẽ trở về nước sử dụng những kiến thức và kỹ năng học tập được tại Nhật Bản để áp dụng tại địa phương góp phần làm giàu cho bản thân, quê hương, đất nước.

   Chương trình tu nghiệp sinh tại Nhật Bản có 2 hình thức: Tu nghiệp theo hợp đồng 3 năm hoặc tu nghiệp theo hợp đồng 1 năm.

   Trong 1 – 2 tháng đầu tiên sau khi sang Nhật sẽ là thời gian huấn luyện và tu nghiệp sinh sẽ nhận được khoản tiền trợ cấp khoảng 60.000 yên/tháng. Sau khi đã thi đậu bằng nghề của Nhật Bản thì tu nghiệp sinh sẽ được gọi là thực tập sinh được trả lương tương đương với mức lương người Nhật Bản tập sự trong 26 tháng còn lại, là khoảng 120.000 – 160.000 yên/tháng.

Vậy gọi là thực tập sinh hay tu nghiệp sinh?

   Từ năm 2009, chính sách “Tu nghiệp sinh Nhật Bản” được đổi thành chương trình “Thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản”. Đây là chính sách mới tạo điều kiện tốt hơn cho việc tiếp nhận người lao động Việt Nam tại Nhật Bản bởi tu nghiệp sinh có thời gian học tập dài hơn và mức lương cơ bản thì tháng thứ 2 mới nhận được. Ngược lại Thực tập sinh thì tháng thứ 2 đã được nhận trợ cấp theo đúng luật lao động Nhật Bản.

   Tóm lại, tên gọi chính thức hiện nay là Thực tập sinh Nhật Bản, bạn có thể hiểu theo hướng là thực tập sinh hoặc tu nghiệp sinh đều được. Và hoàn toàn có thể hiểu là: tu nghiệp sinh dành cho những ngành nghề yêu cầu cao về tay nghề: cơ khí, công nghệ, xây dựng…, thực tập sinh dành cho những ngành nghề đơn giản: chế biến thực phẩm, may mặc, nông nghiệp…

 

Để lại bình luận